Chia sẻ:

Nếu website của bạn đang gặp phải một trong các vấn đề sau đây thì tức là bạn cần phải nâng cấp website ngay:

  • Website của bạn làm đã lâu nhưng vẫn chưa bán được hàng?
  • Website chạy chậm dù có lượng truy cập thấp?
  • Không tìm thấy trên kết quả tìm kiếm của Google?
  • Khó cập nhật nội dung và không có người hướng dẫn, hỗ trợ?

Nếu như vậy thì đã đến lúc bạn cần nâng cấp website của mình lên ngay. Sau đây là 10 dấu hiệu cho thấy website của bạn cần nâng cấp và cũng là kiến thức giúp bạn đánh giá và lựa chọn dịch vụ phù hợp để xây dựng cơ sở kinh doanh online trên internet.

Dấu hiệu 1: Website không hỗ trợ hiển thị tốt trên điện thoại di động hay máy tính bảng.

Nếu website của bạn được làm cách đây khoảng trên 2 năm thì khả năng website hỗ trợ công nghệ responsive tối ưu hiển thị cả trên máy tính và điện thoại là khá thấp. Responsive là công nghệ thiết kế website có khả năng co giãn nội dung phù hợp tùy vào độ rộng của màn hình hiển thị, giúp trải nghiệm của người xem dù là trên thiết bị nào cũng được tối ưu.

Trên điện thoai thì chiều rộng của màn hình là rất nhỏ so mới máy tính. Tuy nhiên lượng người dùng điện thoại để đọc nội dung và mua hàng ngày nay lại chiếm số lượng lớn hơn rất nhiều so với dùng máy tính (trừ 1 số ngành hàng đặc biệt dành riêng cho đối tượng thường xuyên sử dụng máy tính bàn).

Nếu website không hỗ trợ responsive thì xem trên điện thoại sẽ gặp thấy các vấn đề như sau:

  • Giao diện không khác gì xem trên máy tính
  • Chữ quá nhỏ hoặc bạn phải kéo màn hình theo chiều ngang mới xem được nội dung
  • Nội dung bị che khuất không thấy hết
  • Phải dùng tính năng phóng to mới xem được nội dung
Hỗ trợ responsive (trái) và không hỗ trợ (phải)

Khi bắt đầu làm website nếu bạn không đưa ra yêu cầu thiết kế website phải đạt chuẩn này thì nhà làm website họ sẽ bỏ qua. Vậy nên đừng ngần ngại đưa vấn đề này vào yêu cầu thiết kế website của bạn ngay từ đầu nhé.

Không khách hàng nào muốn ở lại website và mua hàng khi mà phải xem thông tin khó khăn như vậy cả. Họ sẽ tìm đến các đối thủ của bạn.

Dấu hiệu 2: Website không hỗ trợ chuẩn bảo mật HTTPS hay còn gọi là SSL

Chắc bạn đã quen thuộc với biểu tượng ổ khóa đang đóng ở ngay thanh trình duyệt gần chổ nhập tên miền để truy cập vào website. Nếu website của bạn không có biểu tượng này hoặc hiển thị dòng chữ “Không bảo mật” to đùng ở đó thì khá là nghiêm trọng rồi đấy.

Với những website có chuẩn bảo mật này thì mọi dữ liệu khách hàng nhìn thấy trên website và thông tin của người xem đều được mã hóa khi truyền tải qua không gian internet. Nó giúp cho các thông tin không bị Hacker lấy mất và giảm rủi ro bị hack website hoặc hack thông tin người dùng.

Không có và có bảo mật HTTPS

Bạn nghĩ rằng website của bạn chỉ có nội dung không quan trọng? Vậy có thể bạn đã sai lầm.

Lấy một ví dụ đơn giản, bạn truy cập vào trang quản trị website để đăng sản phẩm chẳng hạn. Khi đó bạn cần nhập tài khoản đăng nhập gồm email và password. Lúc này thông tin đó được truyền qua internet từ máy tính bạn đang sử dụng tới máy chủ đặt mã nguồn website mà không hề được mã hóa. Chẳng may nếu có Hacker nào đang theo dõi đường truyền internet này thì khi đó website của bạn có thể bị hack.

Một ví dụ đơn giản hơn, website của bạn có chức năng đặt hàng và cần nhập thông tin khách hàng như email, số điện thoại và dĩ nhiên khách hàng cũng không muốn bị lộ thông tin này để gặp rắc rối về sau.

Nếu website có tính năng thanh toán online bằng thẻ ngân hàng thì vấn đề này càng quan trọng hơn nữa.

Tầm quan trọng của bảo mật HTTPS là quá rõ ràng do vậy nó trở thành 1 chuẩn chung của quốc tế.

Nhiều hệ thống khác bắt buộc website của bạn phải có HTTPS để có thể được phép sử dụng chức năng của họ cung cấp. Ví dụ như tích hợp Chat Bot Messager của Facebook chẳng hạn. Website không có HTTPS chẳng thể nào được phép tích hợp chat bot này.

Dấu hiệu 3: Không đạt chuẩn SEO và khó lên top tìm kiếm của Google

SEO là thuật ngữ nói về khả năng lên top từ kết quả tìm kiếm của Google (và nhiều công cụ tìm kiếm khác như Bing, Yahoo…). Mỗi bài viết hoặc sản phẩm trên website đều có một đường dẫn riêng và viết về một chủ đề nào đó. Dĩ nhiên trên mạng có rất nhiều bài viết cùng nói về 1 chủ đề do vậy Google phải đánh giá xem bài viết nào sẽ được đưa lên trước tiên khi người dùng tìm kiếm nó dựa vào chất lượng và nhiều tiêu chí khác.

Các tiêu chí để đánh giá điểm lên top Google chẳng hạn như chất lượng bài viết, tốc độ website, thời gian người dùng đọc nội dung bài viết, có bao nhiêu lược chia sẽ bài viết… Hay nói cách khác đi, bài viết lên top càng cao sẽ là bài mang lại càng nhiều lợi ích cho người xem nhất.

Như vậy website như thế nào là đạt chuẩn SEO? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ tìm như thế nào sẽ là mang lại lợi ích cho khách hàng và website của bạn có những tính năng để tăng cường lợi ích cho khách hàng hay không.

Các yếu tố Google đánh giá lợi ích mang lại cho khách hàng từ mỗi bài viết trên website

Google sẽ không biết bạn là người bán sản phẩm chất lượng nhất hay giá rẻ nhất thị trường hay hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng. Mà những lợi ích cho người dùng sẽ được sẽ quy đổi từ các yếu tố kỹ thuật định tính, trích xuất từ dữ liệu lịch sử của nhiều người dùng. Các yếu tố đó bao gồm:

Chất lượng nội dung bài viết:

Nội dung là yêu tố quan trọng nhất để đánh giá, vậy website của bạn có dễ để bạn viết bài nội dụng thật dài, thật chất lượng, có dễ để upload hình ảnh minh họa để tăng tính sinh động bài viết hay không. Nếu khách hàng thích và đọc đến hết bài thì sẽ được đánh giá tốt hơn.

Tỷ lệ click vào kết quả so với số lần nhìn thấy kết quả:

Khách hàng đầu tiên sẽ thấy tiêu đề và nội dung mô tả ngắn về bài viết đó trên Google. vậy website của bạn cần có tính năng chỉnh sửa nội dung hiển thị này để tăng tỉ lệ click

Thời gian ở lại website lâu hơn:

Thời gian tính từ lúc khách hàng bắt đầu vào website tới lúc chuyển qua website khác hoặc tắt trình duyệt máy tính. Để tăng thời gian này, website của bạn cần có các tính năng liên kết, hiển thị bài viết liên quan chất lượng, để khách đọc hết bài này chuyển qua bài khác đọc tiếp. Từ đó giúp tăng thời gian ở lại website.

Tốc độ website có nhanh không:

Người dùng phải đợi quá lâu để xem tải trang và bài viết sẽ ảnh hưởng tới lợi ích cho khách hàng. Vì vậy website cần phải có tốc độ nhanh

Website có bảo mật hay không:

Đây chính là bảo mật HTTPS nói ở trên. nếu website có chứng chỉ này sẽ giúp tăng thứ hạng vì nó mang lại lợi ích bảo mật cho khách hàng

Website có thân thiện với mobile hay không:

Nếu khách xem website trên điện thoại và nội dung hiển thị không tốt. Thứ hạn website sẽ bị giảm vì nó ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng

Ngoài các yếu tố trên, website chuẩn SEO cần có các chức năng giúp giao tiếp với Google tốt hơn. Tính năng giao tiếp này thông qua các chuẩn do Google quy định ra giúp cho Google dễ dàng hiểu nội dung và cập nhật nội dung của bạn nhanh nhất.

Nếu bắt đầu làm website hoặc nâng cấp hay hỏi xem rõ khả năng hỗ trợ chuẩn SEO website bạn sắp sở hữu như thế nào nhé. Hãy hỏi nhà làm website thật nhiều để đảm bảo rằng bạn đã hiểu hết được khả năng SEO của website tới đâu cũng như so sánh nhiều dịch vụ với nhau để tìm được dịch vụ tốt nhất cho mình.

Dấu hiệu 4: Website khó quản trị và cập nhật nội dung

Một vài dấu hiệu sau đây thể hiện website của bạn không thân thiện với người dùng từ đó làm mất thời gian tốn công sức quản trị và vận hành website.

Mỗi tấm ảnh khi chụp bằng điện thoại thường có dung lượng khoản 5MB. Sẽ rất khó chấp nhận nếu website chi cho upload ảnh dưới 2MB, khi đó mỗi ảnh up lên bạn phải qua quá trình xữ lý ảnh phức tạp. Và cũng không thể chấp nhận được nếu up tấm 5MB kia vẫn giữ đúng 5MB sau khi upload lên. Website của bạn sẽ trở nên rất chậm vì tấm ảnh quá nặng để xem khi truy cập vào website.

Không thể thay đổi nội dung trang chủ khi cần thiết. Ví dụ bạn đang có chương trình khuyến mãi và cần gắn thêm ảnh giảm giá vào trang chủ nhưng không làm được thì website của bạn đang bị giới hạn khả năng mở rộng

Một vài điểm khác để bạn cân nhắc

  • Không đổi được thông tin liên lạc, email số điện thoại bán hàng
  • Trình soạn thảo không có tính năng lưu tự động nên bị mất bài khi đang viết
  • Không thêm được các tính năng
  • Không thay đổi được bố cục nội dung website

Dấu hiệu 5: Tốc độ tải website chậm trên 5 giây mỗi lược truy cập

Thống kê cho thấy khách hàng thường không hài lòng và tỷ lệ thoát ra ngay nếu đợi trên 5 giây mà website vẫn chưa phản hồi. Tốc độ khách hàng cảm thấy hài lòng và ở lại đọc nội dung tiếp là từ 3 giây trở lại. Do vậy nếu website không thể tải nhanh hơn thì đã đến lúc bạn cần nâng cấp website.

Nguyên nhân nào làm website chạy chậm?

Website là một phần mềm phức tạp, đước lập trình kết hợp trung bình từ 5 đến 7 ngôn ngữ lập trình khách nhau. Và để chạy được nó còn phụ thuộc vào phần mềm cơ sở dữ liệu, hệ điều hàng và hàng trăm phầm mềm thư viện khác. Kèm với đó là phần cứng máy chủ chạy website.

Cả phần mềm và phần cứng sẽ mau cũ nếu website không được nâng cấp thường xuyên. Nếu bạn dùng dịch vụ hosting riêng hoặc không có chính sách nâng cấp website thì website của bạn sẽ lạc hậu sau 1 đến 2 năm. Và website cũng ko được chăm sóc, kiểm tra, bảo trì nên khả năng bị chậm là rất cao sau một thời gian vận hành.

Hơn nữa, source code website của bạn đã củ thì cũng không thể chạy trên phần mềm và phần cứng mới được do không tương thích. Do vậy lúc này bạn cần phải làm lại website mới và dữ lại dữ liệu củ

Hãy lựa chọn nhà làm website có dịch vụ chăm sóc nâng cấp và bảo trì website trọn đời để hưởng lợi ích cập nhật website. Tránh các tình trạng trên về sau.

Dấu hiệu 6: Không thể tích hợp Chat Bot hay các công cụ khác

Chat Bot là công cụ tương tác hiệu quả với khách hàng. Nhiệm vụ của nó là gửi lời chào và lời mời tư vấn tới khách hàng khi họ truy cập vào website. Tự động trả lời thắc mắc thường gặp của khách hàng và có năng Chat trực tiếp với khách hàng, giúp chốt sale và bán hàng nhanh chống hiệu quả.

Nếu bạn cần các lợi ích trên của Chat Bot mà website hiện tại không thể tích hợp vào thì bạn nên nâng cấp website.

Dấu hiệu 7: Khó tương tác với khách hàng

Tương tác với khách hàng và các chức năng được tích hợp vào website để từ đó khách hàng có thể liên hệ, trao đổi hay gửi yêu cầu về cho người quản trị website site.

Nếu bạn bán hàng chủ yếu qua kênh điện thoại thì website nên có số điện thoại hiện nổi bật, dễ dàng click vào và gọi ngay

Nếu khách hàng của bạn thường tới trực tiếp của hàng hay công ty của bạn để mua hàng, thì website cần có thông tin địa chỉ rõ ràng, nỗi bật, có Google Map chỉ đường…

Nếu khách hàng của bạn chủ yếu liên hệ qua email, thì website nên có form liên hệ từ đó khách hàng có thể điền thông tin và email sẽ tự động chuyển về người quản lý để thông báo.

Nếu website bán nhiều sản phẩm và có giá cả rõ ràng, thì website nên có chức năng giỏ hàng và đặt hàng. Khi có đơn hàng mới mọi thông tin chi tiết về đơn hàng, thông tin khách hàng, thông tin giao hàng sẽ được hiển thị rõ và thông báo trực tiếp qua email của người quản trị. Mọi thay đổi cập nhật trên đơn hàng sẽ thông báo tự động qua lại giữa khách hàng và quản trị viên thông qua email

Nếu bạn bán hàng qua nhiều kênh khác như Facebook, Zalo… Thì website cần có các liên kết này để khách hàng tùy thích lựa chọn hình thức liên kết.

Website của bạn chưa có đủ hoặc các tính năng trên chưa tiện dụng thì là một yếu tố quan trọng để quyết định nâng cấp website

Dấu hiệu 8: Khó tích hợp công cụ Marketing

Nếu bạn chuẩn bị chạy quảng cáo Google, Facebook hay đơn giản là làm SEO chuyên nghiệp để tăng nhanh doanh số, thì website cần cung cấp chức năng tích hợp các công cụ hỗ trợ ở mức chuyên sau để các chương trình Marketing hiệu quả hơn.

Website của bạn cần có khả năng tích hợp các công cụ hỗ trợ marketing sau ở mức chuyên sau:

  • Google Analytics: Phân tích hành vi người dùng và hiệu quả của chiến lược marketing
  • Facebook Pixel: Công cụ hỗ trợ phân theo giỏi hành vi khách hàng của Facebook để từ đó phân loại khách hàng và chạy quảng cáo chiến lược
  • Google WebMaster (Search console): Công cụ hỗ trợ tối ưu SEO

Ngoài ra chức năng trình bày nội dung chuyên nghiệp cũng rất quan trọng để tạo những nội dung quảng cáo hiệu quả với khách hàng.

Dấu hiệu 9: Không được nâng cấp thường xuyên

Không giống những loại sản phẩm khác, sản phẩm phần mềm rất mau bị lỗi thời và cần mở rộng chức năng liên tục để thích hợp với sự phát triển của thị trường.

Lấy vị dụ như, khoản 2 năm trở về trước, rất ít người chịu thanh toán online qua thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử. Do vậy hầu hết website đều không có tính năng này. Tuy nhiên ngày nay chức năng này trở nên rất cần thiết. Nếu bạn muốn hỗ trợ chức năng này cho website của mình đã làm từ 2 năm về trước thì rất khó tìm được người làm hoặc chi phí sẽ rất cao.

Khá ít công ty thiết kế website cam kết nâng cấp mở rộng trọn đời cho website sau khi hoàn thiện tuy nhiên vẫn tìm được ví dụ như dịch vụ thiết kế website Free Web App  rất uy tín và cam kết hỗ trợ nâng câp website trọn đời miễn phí. Bạn cần tìm kiếm những đối tác thiết kế website như vậy để website luôn ở trạng thái tốt nhất.

Dấu hiệu 10: Không được hỗ trợ và tư vấn chỉnh sửa

Quá trình vận hành website rất dài, trong thời gian đó nếu không chuyên bạn rất dễ gặp khó khăn cần giải đáp. Mà thường website của bạn làm ở đâu thì đơn vị đó mới nắm rõ và giải đáp rõ ràng nhanh chóng nhất cho bạn.

Tuy nhiên hầu hết các website sau hết thời gian bảo hành bạn sẽ không còn nhận được hỗ trợ nữa. Khó khăn thay thường thì sau thời gian bảo hành đó bạn mới cần hỗ trợ. Vì thời gian đầu ban chưa có nhiều người dùng và bạn thường bận không có thời gian chăm sóc website, sau một khoản thời gian bạn mới có thời gian xem lại hoặc các Feedback từ khách hàng, người dùng của bạn từ đó sẽ phát sinh nhu cầu hỗ trợ chỉnh sửa website.

Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ có được sự hỗ trợ này khi sử dụng website của họ với chi phí và chất lượng hợp lý.

Lời Kết

Khó để tìm kiếm một giải pháp thiết kế và duy trì website toàn diện như vậy trên thị trường hiện nay. Khó nhưng không phải không có, Free Web App là dịch vụ thiết kế website và vận hành toàn diện với cam kế đầy đủ các tiêu chí trên

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục.